Nhiều người cho rằng chất béo gây nên bệnh thừa cân, cao huyết áp, tim mạch… nên đã loại bỏ hoàn toàn chất này trong bữa ăn. Nhưng thực tế, chất béo là nguyên tố không thể thiếu.
TS. Cao Thị Hậu, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng đã đưa ra những giải đáp giúp độc giả hiểu đúng hơn về chất béo.
Cơ thể không thể thiếu chất béo
Dầu ăn (mỡ) thuộc nhóm chất béo (lipid) là một trong 4 nhóm thực phẩm rất cần thiết. Bởi chất béo là nguồn năng lượng cô đặc: 1 gam chất béo cho 9 Kcal trong khi 1 gam chất đạm (protid) và chất bột đường (glucid) chỉ cho 4 Kcal. Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K, đồng thời tạo ra hương vị thơm ngon, cảm giác ngon miệng trong bữa ăn.
Chát béo là thành phần dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.
Một vai trò quan trọng nữa của chất béo là tham gia trong cấu trúc tế bào của một số tổ chức, đặc biệt là não dưới dạng phosphatit, cerebrosid và cholesterol. Chất béo tham gia vào điều hòa các hoạt động chức phận của cơ thể vì màng tế bào, màng nhân và các nội quan trong tế bào cần có sự điều tiết của chất béo. Ngoài ra, chất béo còn bảo vệ các cơ quan nội tạng tim, thận, cơ quan sinh dục tránh những thay đổi về nhiệt độ và va chạm cơ học.
Tùy thuộc vào độ bão hòa, chất béo được phân ra thành axit béo no và axit béo không no. Trong đó, chất béo động vật gồm mỗ, bơ có nhiều axit béo no. Dầu vừng mè, dầu đậu tương (đậu nành), oliu, dầu cá có nhiều axit béo không no. Những loại axit béo này giữ nhiều chức năng quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Lượng chất béo hợp lý cơ thể cần dung nạp
Để sử dụng chất béo hợp lý trong các bữa ăn hàng ngày, cần quan tâm đến các tiêu chuẩn: tỷ lệ năng lượng chất béo trong tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày, tỷ lệ chất béo động vật/chất béo tổng số và nhu cầu khuyến nghị của một số acid béo không no.
Khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp duy trì sức khỏe.
Khẩu phần cân đối các chất sinh năng lượng khuyến nghị cho người Việt trưởng thành nên là protein (chất đạm) chiếm khoảng 12-14% năng lượng tổng số, chất béo chiếm 18-25% và gluxit (chất bột đường) 61-70%. Trong đó các axit béo no không vượt quá 10% năng lượng bữa ăn, năng lượng do chất béo không no là 10-15% . Để làm được điều này, chúng ta có thể tăng cường sử dụng các loại dầu thực vật và hạn chế tiêu thụ mỡ động vật. Tuy nhiên, khẩu phần ăn nên sử dụng phối hợp cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối để có thể tận dụng các ưu điểm của cả 2 loại.
Cân nhắc nguồn gốc chất béo khi chọn thực phẩm
Nguồn chất béo trong khẩu phần có thể từ thực phẩm có nguồn gốc động vật và chất béo thực vật hoặc từ dầu, mỡ bổ sung thêm trong quá trình chế biến. Mỡ động vật có thành phần dinh dưỡng chính là acid oleic, palmitic và stearic. Mỡ lợn và mỡ các loại gia súc chứa phần lớn các acid béo no hoặc acid béo chưa no có một nối đôi. Mỡ gia cầm chứa nhiều acid béo không no cần thiết nên giá trị sinh học cao hơn. Chất béo từ cá có thành phần các acid béo cao nhờ hơn 20 nguyên tử carbon với đa dạng acid béo nhiều nối đôi. Các loại cá, nhất là cá biển có các acid béo omega 3 (EPA - Eicosapentaenoic acid và DHA - Docosahexaenoic acid). DHA có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. EPA giúp phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim
Đến ngay Eco để nhận được tư vấn và 1 tháng tập luyện FREE cùng với HLV thôi nào!!