Dậy muộn, công việc bề bộn, mệt mỏi sau một ngày dài ở công sở - đây chỉ là vài trong hàng ngàn lí do được đưa ra để bỏ qua chuyện ăn uống. Nhưng có lẽ không nhiều người ý thức được rằng, sớm hay muộn, cơ thể chúng ta cũng sẽ trừng phạt chính chúng ta vì cung cấp thiếu năng lượng cho nó.
Các tác hại của việc bỏ bữa sẽ không xuất hiện ngay lập tức mà sẽ tích lũy dần qua thời gian. Nhiều người cho rằng bỏ bữa là một cách giảm cân hiệu quả, nhưng điều này hoàn toàn không chính xác. Bạn có thể thấy rằng, khi bạn bỏ ăn một vài bữa, cân nặng của bạn sẽ giảm đi, nhưng cách này không hiệu quả về mặt lâu dài. Hơn nữa, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Không một chuyên gia dinh dưỡng nào sẽ khuyên bạn làm theo cách đó vì những lí do sau đây.
Hạ đường huyết
Lượng đường trong máu của những người khỏe mạnh đều được duy trì ổn định giữa các bữa ăn. Một người bình thường ngủ khoảng 7 tiếng mỗi đêm và trong quãng thời gian đó, cơ thể phải duy trì đường huyết ở mức ổn định. Khi thức giấc, lượng đường trong máu giảm gần như thấp nhất trong ngày do vậy cần cung cấp thức ăn để cơ thể duy trì đường huyết và đảm bảo nhu cầu năng lượng cho các hoạt động trong cả một ngày dài. Nếu bạn không cung cấp thức ăn cho cơ thể, kết quả học tập và làm việc của bạn trong ngày đó sẽ suy giảm.
Đường có tác dụng như nhiên liệu của một cơ thể. Nếu thiếu đi nguồn nhiên liệu này, tất cả các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.
Tích trữ mỡ
Nếu cơ thể không nhận được đủ lượng calo cần thiết, cơ thể sẽ hiểu rằng đây là dấu hiệu cảnh báo về một " thảm họa" sắp xảy đến và có thể cơ thể sẽ rơi vào “trạng thái đói kém”. Cơ thể sẽ khởi động một phản xạ bảo vệ để tích trữ năng lượng cho các tình huống xấu sau này, đồng nghĩa với việc calo sẽ không được đốt cháy và bạn sẽ không giảm được cân nào.
Khi cơ thể bạn nghĩ rằng bạn đang bị đói, nó sẽ tìm cách điều khiển để bạn ăn những thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao để đảm bảo đủ lượng calo cần để bạn hoạt động một cách hiệu quả. Điều đó có nghĩa là không chỉ không giảm được cân nào mà rất có thể bỏ bữa còn khiến bạn tăng cân nữa.
Ảnh hưởng đến não bộ
Khi đường huyết giảm, quá trình trao đổi chất cũng sẽ bị đình trệ. Điều này dẫn đến việc tất cả mọi cơ quan đều hoạt động chậm lại, bao gồm cả hoạt động chuyển hóa của não bộ. Thiếu năng lượng do glucose thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, mức độ năng lượng và sự tỉnh táo của một người. Không chỉ vậy, thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết còn ảnh hưởng đến một loạt các quá trình sinh hóa và sinh lí, dẫn đến các triệu chứng điển hình của mệt mỏi và khó chịu.
Giải phóng hoocmon stress
Khi bạn thường xuyên bỏ bữa, cơ thể bạn sẽ phản ứng với việc đó bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn và giải phóng hoocmon stress. Loại hoocmon này sẽ kích thích ham muốn thèm ăn của bạn, khiến cho bạn ăn nhiều hơn và hấp thụ nhiều calo hơn so với lượng hấp thụ hằng ngày của bạn.
Bạn thấy đói hơn
Cơ thể sẽ giải phóng hoocmon gây cảm giác đói nếu trong nhiều giờ bạn không ăn gì. Cùng với hoocmon stress, nó khiến cho bạn ăn nhiều hơn. Việc này khiến cho lượng đường và insulin trong máu của bạn trở nên không ổn định và kết quả là, chất béo sẽ không được sử dụng mà sẽ được cơ thể dự trữ. Sau vài giờ nhịn ăn, hầu hết mọi người đều sẽ tìm đến các thực phẩm nhiều calo để có thể đảm bảo lượng calo được cung cấp trong một ngày và sẽ ăn nhiều hơn các bữa bình thường rất nhiều.
Làm giảm nước và cơ, chứ không phải mỡ
Nhịn ăn có thể giúp cho bạn giảm cân, nhưng số cân giảm được đó đều là từ nước và cơ. Bỏ bữa không phải là cách để giảm cân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn theo một chế độ ăn nhất định sẽ dễ kiểm soát cân nặng của mình hơn so với những người bỏ bữa hoặc chỉ ăn một bữa trong cả ngày. Điều này có thể là bởi vì, hạn chế ăn uống sẽ dễ khiến cho bạn luôn ở trong tình trạng bị đói, dẫn đến việc bạn cảm thấy thèm ăn hơn và có xu hướng ăn thả ga hơn.
Trong khi đó, những người áp dụng chế độ ăn kiêng hợp lí kết hợp với các bài tập thường xuyên sẽ giảm được lượng mỡ trong cơ thể và tăng cơ. Do cơ nặng hơn mỡ, liệu pháp này không nhất thiết đảm bảo là họ sẽ giảm cân, nhưng thân hình của họ sẽ thon gọn hơn và sức khỏe của họ cũng cải thiện rất nhiều.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bỏ bữa làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 bởi nó thường khiến bạn ăn thiếu kiểm soát dẫn đến việcthường xuyên tạo ra các đợt tăng đường máu bất thường nên insulin sẽ hoạt động quá đà hoặc ngừng hoạt động. Hậu quả của việc này có thể là lượng mỡ dự trữ trong cơ thể quá nhiều, một trong những nguy cơ dẫn đến kháng insulin và tiểu đường type2.
Bạn cảm thấy bị đầy bụng
Tanzer nêu ra rằng, nếu bạn thường xuyên bỏ bữa, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không hấp thụ đủ chất xơ và nước để thúc đẩy hoạt động của quá trình tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài, hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị ảnh hưởng và không hoạt động để đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể. Kết quả là bạn sẽ bị táo bón thường xuyên.
Cơ bắp của bạn yếu hơn
Bỏ bữa sau khi tập luyện xong là một ý tưởng tồi. Các bài tập, đặc biệt là các bài luyện sức đề kháng như cử tạ, tăng như cầu về calo/protein của một cơ thể. Khi bạn không hấp thu đủ calo và protein, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc hồi phục và tăng sức mạnh cơ bắp. Các bó cơ cần axit amin từ protein để phát triển và hồi phục. Không những thế, carbon hidrat giống như một nguồn năng lượng cho cơ bắp đang vận động và giúp duy trì cơ bằng cách ngăn protein cơ không bị sử dụng như một loại nhiên liệu.
Ảnh hưởng đến da và tóc
Nếu bạn bỏ bữa, da của bạn sẽ không có được dinh dưỡng nó cần để phát triển một cách khỏe mạnh và duy trì một độ sáng, mịn nhất định. Kết quả là, da bạn sẽ bị khô và tóc bạn bị xơ. Làn da bạn không chỉ cần vitamin mà còn cần protein nữa, bởi vì da được cấu thành bởi nước, protein, lipit và các loại muối khoáng khác nhau. Hãy ăn nhiều cà chua, các loại dâu, cá và uống trà xanh.
Đến ngay Eco để nhận được tư vấn và 1 tháng tập luyện FREE cùng với HLV thôi nào!!